Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là gì?

Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là gì? Tầng ozon nằm ở đâu? Trái Đất – hành tinh xanh của chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Một trong những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng là suy giảm tầng ozon. Vậy tại sao suy giảm tầng ozon lại là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta? Bài viết dưới đây của trang dự báo thời tiết sẽ giải đáp rõ thắc mắc trên cho các bạn độc giả.

Tầng ozon là gì?

Tầng Ozon – đóng vai trò quan trọng nhất trên Trái Đất là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái đất, chứa một lượng lớn Ozon. Dưới tác động của áp suất, nhiệt độ, các điều kiện tại tầng bình lưu và tia cực tím, một nguyên tử Oxi (O2) sẽ kết hợp với phân tử Oxi (O) để tại ra Ozon (O3) và tạo ra một tầng có rất nhiều Ozon được gọi là tầng Ozon.

Tầng ozon là gì
Tầng ozon là gì?

Phân loại tầng ozon

Tầng ozon nằm ở đâu? Tầng ozon chủ yếu được tìm thấy ở phần dưới của tầng bình lưu, từ khoảng 15 đến 35 kilômét (9,3 đến 21,7 mi) trên Trái Đất, mặc dù độ dày của nó thay đổi theo mùa và theo địa lý.

Ozon có thể chia thành hai loại:

  • Loại tốt: Được tạo ra từ tự nhiên nằm ở tầng bình lưu.
  • Loại hại: Là sản phẩm của các phản ứng hóa học giữa oxit của nito và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) do các hoạt động của con người, chúng thường ở tầng đối lưu hoặc mặt đất.

Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là gì?

Vai trò quan trọng nhất của tầng Ozon là gì? Vai trò tầng Ozon là bảo vệ trái đất khỏi nhiều tia có hại nhất là đối với các tế bào da như ánh sáng cực tím gây bỏng nắng và tổn thương mặt do làm hỏng các cấu trúc tế bào.

Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là ngăn chặn các tia gây ung thư da như UVA (sóng dài) gây ra lão hóa và UVB (sóng ngắn) gây bỏng.

Vai trò tầng ozone là bảo vệ Trái Đất khỏi các yếu tố gây hại từ bên ngoài. Bảo vệ cuộc sống của con người, của hệ sinh thái động thực vật trên trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozone cũng là một trong những yếu tố gây ra biến đổi khí hậu.

Tầng ozon
Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là bảo vệ trái đất khỏi những tia có hại

Nguyên nhân và hậu quả của suy giảm tầng ozon

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng suy giảm ozon là từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Clo và Brom được biết đến là 2 chất làm suy giảm và làm thủng tầng ozon ở tốc độ siêu âm. Một phân tử clo có khả năng phá vỡ hàng ngàn phân tử ozon.

Con người phát triển nền công nghiệp mạnh mẽ, kéo theo khí thải tạo ra trong quá trình sản xuất ngày càng lớn. Quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người như phương tiện giao thông, đốt rừng, … thải ra không khí các hợp chất nhân tạo như CFC, halon, CH3CCl3 (Methyl chloroform), CCl4 (Carbon tetrachloride), HCFC (hydro-chlorofluorocarbons), hydrobromofluorocarbons và methyl bromide. Các chất khí này được gọi là ODS – các chất làm suy giảm vai trò tầng ozon.

Các chất này vẫn được đào thải ra mỗi trường hàng ngày với nồng độ vô cùng lớn. 

Hít phải khí của tầng ozon có hại không
Hít phải khí của tầng ozon có hại không?

Hậu quả

– Đối với con người:

Tầng Ozon có vai trò quan trọng nhất nhưng khi làm thủng tầng ozon đồng nghĩa với việc các tia độc hại từ ánh nắng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp xuống Trái Đất. Điều này làm phá vỡ hệ miễn dịch gây ra nhiều bệnh như ung thư da, đục thủy tinh thể, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và lão hóa nhanh.

– Đối với động thực vật:

Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon giảm đi khiến cho khả năng sinh sản và tăng trưởng của các loại sinh vật suy giảm nặng nề. Đặc biệt là đối với các sinh vật biển sẽ bị giảm hệ miễn dịch một cách nghiêm trọng. Các tia tử ngoại cũng khiến cho các sinh vật phù du bị tiêu diệt dần.

Khi chịu sự tác động lớn từ tia cực tím, vai trò tầng ozon bị giảm sút làm lá cây bị hư hại nhanh chóng, cản trở quá trình quang hợp của cây cối. Cây chậm phát triển, giảm năng suất. Nhiều loài cây trồng dễ bị tổn thương bởi ánh sáng tia cực tím mạnh và phơi sáng quá mức có thể dẫn đến tăng trưởng tối thiểu, quang hợp và ra hoa.

– Đối với không khí:

Khi tầng ozon bị suy giảm sẽ làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất, các phản ứng hóa học tăng do các chất trong không khí hoạt động mạnh hơn, dẫn đến hiện tượng ô nhiễm khí quyển. Một trong những hiện tượng minh chứng rõ ràng nhất đó chính là các trận mưa axit diễn ra ngày càng nhiều hơn, để lại những hậu quả không lường trước được tính nghiêm trọng.

Thủng tầng ozon cũng khiến hiện tượng nhà kính gia tăng, Trái Đất ngày càng nóng lên.

– Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc:

Các tia tử ngoại từ ánh nắng Mặt Trời có thể làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng. Các vật liệu xây dựng do chịu tác động mạnh từ các tia tử ngoại dẫn đến bị xuống cấp, lão hoá nhanh hơn. Tuổi thọ của các công trình kiến trúc vì vậy mà giảm sút và đang là một trong những vấn đề đang được quan tâm rất lớn.