Núi lửa là gì? Sự hình thành của núi lửa trên Trái Đất

Núi lửa đã không còn là một danh từ quá lạ lẫm với hầu hết chúng ta ngày nay nữa. Mặc dù không phải ai cũng có thể chứng kiến một trận núi lửa diễn ra thế nào nhưng thông qua những hình ảnh ghi lại, chúng ta cũng mường tượng được núi lửa diễn ra thế nào. Vậy có bao giờ bạn đặt câu hỏi rằng núi lửa là gì? Và nó được hình thành như thế nào không? 

Núi lửa là gì?

Trước tiên chúng ta hãy đi tìm định nghĩa cho núi lửa là gì? Bằng những hình ảnh chúng ta thường thấy là những ngọn núi với một miệng dung nham ở trên và sẽ phun trào theo thời kỳ. Trên thực tế, núi lửa (volcano) là một vết đứt gãy của lớp vỏ Trái Đất, vì thế nó cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài.

Khác so với những ngọn núi thông thường, trên đỉnh của núi lửa sẽ có một miệng, qua từng thời kỳ các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ bị phun ra ngoài. Núi lửa không phải chỉ diễn ra trên Trái Đất mà còn xảy ra trên các hành tinh khác và có cả vô số các địa chấn khác.

Núi lửa là gì
Núi lửa là gì?

Núi lửa có bao nhiêu loại?

Dựa theo cách thức mà núi lửa hoạt động, chúng thường được chia thành ba loại là: 

  • Núi lửa đang hoạt động
  • Núi lửa đang hồi dung nham
  • Núi lửa đã không còn hoạt động
Núi lửa có bao nhiêu loại
Núi lửa có bao nhiêu loại?

Quá trình hình thành của núi lửa

Sau khi nắm rõ về bản chất núi lửa là gì? Chúng ta hãy cùng nhau khám phá núi lửa sẽ hình thành như thế nào nhé. 

Núi lửa được hình thành bởi nhiệt độ rất nóng từ dưới bề mặt Trái Đất, càng gần về phía tâm Trái Đất, nhiệt độ sẽ càng tăng lên. Ở độ sâu 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ ở đây có thể nóng đến mức làm tan chảy hầu hết các loại đá. Khi đá nóng chảy, chúng sẽ giãn nở và cần nhiều không gian hơn.

Tại một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất được lưu giữ bên dưới những ngọn núi này không quá lớn nên nó sẽ hình thành một hồ chứa đá nóng chảy hay còn biết đến với một tên gọi khác là mắc ma hình thành bên dưới. 

Đối với những lớp đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên, những ngọn núi cũng sẽ được đẩy độ cao liên tục. Khi áp lực trong các mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi các lớp đá, mắc ma sẽ phun trào và hình thành lên những đợt núi lửa.

Trong quá trình núi lửa phun trào, các khí ga nóng và các chất rắn khác cũng bị hất lên không trung. Những chất được phun ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống sườn núi và chân núi hình thành nên những ngọn núi lửa hình nón. 

Quá trình hình thành núi lửa
Quá trình hình thành núi lửa

Các dạng của núi lửa

Thông qua những giải thích về “núi lửa là gì”, có lẽ chúng sẽ cho rằng núi lửa chỉ có dạng hình nón. Thế nhưng đó chỉ là hình dạng phổ biến nhất của núi lửa mà thôi, chúng còn có những hình dạng khác mà sẽ được đề cập sau đây:

  • Vết nứt núi lửa: Đây là những khe nứt bằng và thẳng kéo dài từ trong đá ở bề mặt của Trái Đất. Các vụ phun trào khe nứt thường diễn ra chủ yếu ở dãy giữa đại dương.
  • Núi lửa hình khiên: Đúng với tên gọi thì hình dạng của núi lửa như một cái khiên và nó được hình thành từ sự phun trào dung nham có độ nhớt thấp. Núi lửa hình khiên thường không nổ lớn khi diễn ra các đợt phun trào bởi dung nham ít nhớt thường chứa ít Silica.
  • Vòng dung nham: Đây là dạng núi lửa được hình thành từ dung nham có độ nhớt cao và chảy chậm hay thậm chí chúng còn có thể xảy ra trong miệng những ngọn núi lửa đã từng phun trào trước đó.
  • Núi lửa vòm ẩn: Nó được hình thành từ dung nham nhớt, sau đó bị đẩy lên khiến bề mặt bị phình to lên so với những địa hình xung quanh.
  • Núi lửa dạng tầng: Hay được biết đến là núi nữa hỗn hợp. Nó bao gồm những ngọn núi cao hình nón và hình thành từ nhiều lớp dung nham khác nhau và cũng được tạo nên bởi nhiều cấu trúc khác nhau.
  • Siêu núi lửa: Siêu núi lửa thông thường sẽ có hõm chảo lớn và có sức phá huỷ vô cùng mạnh mẽ thậm chí là huỷ diệt cả 1 lục địa. Những ngọn siêu núi lửa có khả năng làm tăng nhiệt độ trên Trái Đất do lượng lưu huỳnh và tro mà nó phóng ra
  • Núi lửa dưới nước: Hay còn gọi là núi lửa ngầm, loại núi lửa này thường xuất hiện dưới đáy biển và gây ra những trận địa chấn, âm thanh kỳ lạ kéo dài.
Các dạng núi lửa
Các dạng núi lửa

Thông qua những phân tích cùng hình ảnh đưa ra Dự báo thời tiết hy vọng bạn đã có thêm phần nào những kiến thức về núi lửa là gì và cách thức mà nó hoạt động. Hãy theo dõi trang để biết thêm nhiều thông tin thú vị về thiên nhiên nhé