Các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở đâu và tính chất của nó là gì?

Các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở đâu? Tính chất đặc trưng của khí hậu hoang mạc là gì? Mời các bạn cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết sau đây của Trang dự báo thời tiết!

Hoang mạc là gì?

Hoang mạc chiếm diện tích khá lớn, chủ yếu phân bố dọc hai bên đường chí tuyến. Khí hậu hoang mạc thì vô cùng khắc nghiệt, khô cằn và hạn hán quanh năm. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm vô cùng lớn. 

Hoang mạc là vùng rất đặc trưng bởi kiểu khí hậu khô nóng và khắc nghiệt. Lượng mưa trung bình năm tại đây chỉ dao động từ 200-250mm/năm nhưng lại có lượng bốc hơi lớn từ 900-1500mm. Vì vậy, ở hoang mạc rất hiếm các sông suối và rất cằn cỗi. Chỉ có những động, thực vật có các khả năng chịu hạn cao mới có thể thích nghi và tồn tại.

các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở hai bên chí tuyến
Các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở hai bên chí tuyến

Nguyên nhân hình thành nên hoang mạc

Ảnh hưởng của dòng biển lạnh

Các dòng biển lạnh sẽ ngăn hơi nước di chuyển từ biển vào, khiến cho khí hậu hoang mạc khô hạn và khó có mưa 

Nằm dọc theo hai đường chí tuyến Bắc và Nam

Ở hai khu vực đường chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, tại đường chí tuyến sẽ có nhiệt độ trung bình năm rất câu, khí hậu khô cằn.

Do nằm sau trong các lục địa Á – Âu 

Càng đi vào sâu lục đại, lượng mưa càng giảm dần. Vì vậy mà hoang mạc cũng xuất hiện nhiều hơn.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Hiện tượng biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trái đất được tăng cao qua từng năm, khí hậu cũng trở nên thất thường hơn. Hiện tượng sa mạc hoá cũng dần diễn ra nhiều hơn.

Biến đổi khí hậu gia tăng hiện tượng sa mạc hóa
Biến đổi khí hậu làm gia tăng hiện tượng sa mạc hóa

Tác động của con người

Con người đã tàn phá rừng, không ý thức khai thác bừa bãi. Đây là hoạt động gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sa mạc hình thành hoang mạc.

Các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở đâu?

Các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở dọc hai bên đường chí tuyến Bắc- Nam. Nên đây có khí hậu rất khô cằn và ít mưa. Một trong những điều kiện thuận lợi để hình thành nên môi trường hoang mạc.

Dọc hai bên đường chí tuyến là nơi có khối khí áp cao ngự trị nên khí hậu rất ít mưa. Cũng là nơi nhận được nhiều ánh sáng từ mặt trời chiếu thẳng nên rất nóng và nhiệt độ luôn cao. Vì thế, các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở dọc bên hai đường chí tuyến này.

Tính chất đặc trưng của kiểu khí hậu hoang mạc là gì?

– Các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở dọc hai bên chí tuyến nên vô cùng khô hạn và khắc nghiệt

– Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất lớn

– Thực vật cằn cỗi và động vật hiếm hoi. Các loài thực vật và động vật nơi đây, thích nghi với môi trường khô hạn và khắc nghiệt bằng khả năng tự hạn chế sự mất nước, tăng cường khả năng dự trữ nước và các chất dinh dưỡng trong cơ thể như lạc đà, rồng cát, cáo xám,…

Xem thêm: Dự báo thời tiết Đà Nẵng

Tại sao sa mạc có hiện tượng ngày nóng đêm lạnh?

Có hai yếu tố chính khiến cho sa mạc ngày nóng đêm lạnh: cát và độ ẩm. Cát có tính chất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt rất nhanh. Trong đó, như bạn đã biết thì không khí ở sa mạc rất là khô.

sa mạc nóng ban ngày nhưng lạnh ban đêm
Sa mạc nóng ban ngày nhưng lạnh ban đêm

Vào ban ngày, bức xạ năng lượng của mặt trời sẽ làm cho nhiệt độ cát nóng lên nhanh chóng, toả nhiệt ra xung quanh làm cho nhiệt độ tăng cao. Đêm đến, nhiệt lượng trong cát cũng rất nhanh chóng toả ra không khí, khiến nhiệt độ hạ xuống thấp.

Bên cạnh đó, không khí sa mạc khô và lượng hơi nước trong không khí thực tế gần như không có. Mà vai trò của hơi nước là giữ nhiệt, độ ẩm cho không khí.

Ở nơi sa mạc, không có hơi nước để giữ nhiệt cho không khí. Điều này tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ của ban ngày và đêm ở sa mạc rất cao.

Ngoài ra, còn do sự chênh lệch khí áp. Ban đêm, sa mạc có gió mạnh và trời quang mây tạnh cũng làm cho nhiệt độ của sa mạc lạnh hơn so với ban ngày. Vì những lí do này đã khiến sa mạc có hiện tượng thú vị là ngày nóng đêm lạnh.

Các hoang mạc lớn được hình thành trên thế giới:

Vậy các hoang mạc trên thế giới xuất hiện ở đâu? Diện tích và vị trí của nó như thế nào?

Các hoang mạc chiếm 1/3 diện tích trên trái đất và có lượng mưa ít. Nơi đây có rất ít động-thực vật sinh sống.

Các hoang mạc vùng cực có các đặc điểm tường đồng. Hiện nay, Nam Cực là hoang mạc lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 98% lớp băng dày của lục địa này và 2% là đá).

Hoang mạc được phân ra hai loại: hoang mạc nóng và hoang mạc lạnh. Có vài trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu.

Hoang mạc Nam cực là hoang mạc lớn nhất thế giới ở Nam cực
Hoang mạc Nam cực là hoang mạc lớn nhất thế giới ở Nam cực
  • Hoang mạc Nam Cực chiếm 14,200,000km2 (Nam Cực) 
  • Hoang mạc Bắc Cực chiếm 13,900,000km2 (Bắc Cực)
  • Sa mạc Sahara chiếm 9,100,000km2 (Châu Phi)
  • sa mạc Ả Rập chiếm 2,600,000km2 (Trung Đông)
  • Sa mạc Gobi chiếm 1,300,000km2 (Châu Á)
  • Sa mạc Patagonia chiếm 670,000km2 (Nam Mỹ)
  • Sa mạc Great Victoria chiếm 647,000km2 (Australia)
  • Sa mạc Kalahari chiếm 570,000km2 (Châu Phi)
  • Sa mạc Great Basin chiếm 490,000km2 (Bắc Mỹ)
  • Sa mạc Syria chiếm 490,000km2 (Trung Đông)

Trên đây, chúng ta đã biết được các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở đâu. Hiện nay, diện tích hoang mạc trên trái đất ngày càng tăng thêm do các tác động của con người. Do vậy, chúng ta phải cùng nỗ lực hơn trong việc bảo vệ môi trường của trái đất.