Sự hình thành và phát triển của núi lửa

Núi lửa đã và đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những cư dân đang sống trong vùng ảnh hưởng. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi núi lửa là gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Núi lửa là gì?

Núi lửa là một ngọn núi có miệng ở trên đỉnh, qua đó thỉnh thoảng phun ra các khoáng chất nóng chảy có nhiệt độ và áp suất cao. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên Trái đất hoặc các hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn nơi lớp vỏ thạch quyển di chuyển trên các lõi khoáng chất nóng chảy. Khi một ngọn núi lửa phun trào, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh được giải phóng.

núi lửa

Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được coi là ba quốc gia có nhiều núi lửa hoạt động nhất theo thứ tự hoạt động giảm dần. Còn tại Việt Nam, tại một số nơi nơi có kiểu khí hậu đặc biệt như Thời tiết Huyện Chư Păh – Gia Lai đã từng ghi nhận sự hoạt động của núi lửa

Phân loại núi lửa

Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành ba loại

  • Núi lửa vẫn đang hoạt động
  • Núi lửa hồi dung nham.
  • Núi lửa không còn hoạt động nữa.

núi lửa

Quá trình hình thành núi lửa

Núi lửa hình thành do nhiệt độ bên dưới bề mặt trái đất rất nóng, càng đi sâu vào tâm trái đất nhiệt độ càng tăng cao. Ở độ sâu khoảng 20 dặm dưới lòng đất, nhiệt độ ở đây cao đến mức có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá.

Khi đá tan chảy, chúng mở rộng và cần nhiều không gian hơn. Ở một số vùng trên Trái đất, các dãy núi không ngừng mọc lên. Áp suất dưới những ngọn núi này không lớn, vì vậy một hồ chứa đá nóng chảy hoặc magma đã hình thành bên dưới chúng. Đá nóng chảy liên tục bị ép lên trên và kết quả là các ngọn núi không ngừng cao lên. Khi áp suất trong các hồ magma lớn hơn áp suất do đá tạo ra bên trên chúng, magma phun trào tạo thành núi lửa.

núi lửa

Khí nóng và các chất rắn khác cũng bị đẩy vào không khí trong vụ phun trào. Các vật liệu bị đẩy ra khỏi miệng núi lửa sẽ rơi xuống từ hai bên và chân núi và tạo thành một ngọn núi hình nón.