Đặc điểm khí hậu Khánh Hòa có gì đặc biệt? Vị trí địa lý và địa hình của tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa được biết đến là thiên đường biển đảo, nơi tập trung những quần đảo, những vịnh đẹp nhất Việt Nam. Tọa lạc ở khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ, khí hậu Khánh Hòa chia ra làm hai mùa rõ rệt. Để hiểu thêm về đặc điểm khí hậu Khánh Hòa cũng như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở đây, mời mọi người cùng Kênh Thời Tiết xem qua bài viết dưới đây nhé!

Vị trí địa lý của Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của đất nước Việt nam,có diện tích tự nhiên khoảng 5.217,6 km², gồm các quần đảo và các đảo lớn nhỏ ven bờ. 

Tọa độ địa lý của Khánh Hòa nằm từ 12°52’15″ đến 11°42’50″ vĩ độ Bắc và từ 108°40’33″ đến 109°27’55″ kinh độ Đông. Phía bắc của Khánh Hòa giáp với ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa thuộc Phú Yên, giáp với Ninh Thuận về phía Đông và phía tây giáp với M’Drắk và Krông Bông thuộc Đắk Lắk. Điểm cực Đông của Khánh Hòa (điểm cực Đông của Việt Nam) nằm tại Mũi Đôi thuộc Hòn Gốm, Vạn Ninh có chiều dài khoảng 150km và chiều ngang khoảng 90km.

Bản đồ Khánh Hòa
Bản đồ Khánh Hòa

Hiện nay, Khánh Hòa có hai thành phố trực thuộc tỉnh là Nha Trang và Cam Ranh. Ngoài ra, tỉnh Khánh Hòa còn có một huyện đảo nắm giữ vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh của Việt Nam là huyện đảo Trường Sa.

Khánh Hòa còn có Vịnh Vân Phong, một trong những vịnh đẹp nhất Việt Nam, cung cấp tiềm năng phát triển kinh tế biển, góp phần tăng cường sức cạnh tranh của khu vực.

Vịnh Vân Phong, một trong những tuyệt tác của thiên nhiên
Vịnh Vân Phong, một trong những tuyệt tác của thiên nhiên

Nhìn chung, đây là một tỉnh có vị trí đặc biệt thuận lợi cho du lịch, giao thương hợp tác kinh tế và mang ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng

Địa hình của Khánh Hòa

Địa hình Khánh Hòa đa số là núi vì là một tỉnh nằm sát dãy Trường Sơn, chiếm 9/10 tổng diện tích của tỉnh, phần đồng bằng của tỉnh rất hẹp và bị chia thành từng ô. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến đặc điểm khí hậu Khánh Hòa. Diện tích phần đồng bằng chỉ khoảng 400km² và bị chia cắt bởi các dãy núi ăn ra biển. Vì vậy, để đi dọc hết tỉnh Khánh Hòa phải vượt qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm,…

Vùng núi và bán sơn địa

Vì là địa hình núi nên Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, cao hơn so với mực nước biển khoảng 60m. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đặc điểm khí hậu Khánh Hòa, khiến cho khí hậu ở đây biến đổi thất thường.

Địa hình vùng núi của Khánh Hòa
Địa hình vùng núi của Khánh Hòa

Những vùng núi cao nằm ở phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh, thuộc dãy Vọng Phu, có độ cao hơn 1000m. Trong đó có ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ, Hòn Ngang, Hòn Giúp. Đỉnh núi Hòn Ngang có độ cao nhất, khoảng 1128m. Các đỉnh núi cao thấp khác nhau tạo ra nhiều nhánh đâm ra biển, tạo nên những tuyệt tác thiên nhiên, gắn với nhiều di tích lịch sử và huyền thoại dân gian. 

Về phía Nam và Tây Nam có một vùng núi rộng, cao từ 1500m đến 2000m. Trong đó Đỉnh Hòn Giao (thuộc huyện Khánh Vĩnh) là đỉnh núi cao nhất tại tỉnh Khánh Hòa, có độ cao vào khoảng 2062m. Tại đây còn có thung lũng Ô Kha, là một trong những vùng nguy hiểm của ngành hàng không.

Đồng bằng

Nơi đây không thuận lợi cho người dân phát triển nông nghiệp vì địa hình đồng bằng nhỏ hẹp và bị chia cắt nhiều bởi địa hình rừng núi, đất đai khó lắng đọng phù sa. Hai đồng bằng lớn nhất ở Khánh Hòa gồm đồng bằng Nha Trang – Diên Khánh do sông Cái bồi đắp và đồng bằng Ninh Hòa do sông Hinh bồi đắp. Vạn Ninh và Cam Ranh là hai đồng bằng nhỏ ven biển thuộc huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh
Đồng bằng Nha Trang – Diên Khánh

Bờ biển và biển ven bờ

Khánh Hòa được biết đến là thiên đường vịnh biển đẹp của Việt Nam, có đường bờ biển kéo dài từ Đại Lãnh tới vịnh Cam Ranh. Ở đây có 6 đầm và vịnh lớn là  Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Cù Huân và vịnh Cam Ranh. Trong số đó, Cam Ranh được cho là vịnh đẹp nhất với chiều dài khoảng 16km, có ý nghĩa kinh tế cao.

Phần thềm lục địa của Khánh Hòa có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miễu, hòn Mun…Các đồng bằng biển nằm giữa các đái đảo nổi, đảo ngầm tạo ra các đáy của các vịnh Vân Phong, vịnh Cù Luân, vịnh Cam Ranh 

Đặc điểm khí hậu Khánh Hòa

Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Nhưng do địa lý nên điều kiện khí hậu Khánh Hòa có những đặc điểm khá phức tạp. Khí hậu Khánh Hòa có hai mùa tương ứng là mùa mưa và mùa khô. 

Mùa mưa sẽ bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12. Trong mùa mưa, Khánh Hòa sẽ chịu trạng thái mưa nhiều, dai dẳng, với lượng mưa chiếm trên 70% tổng lượng mưa năm  nắng ít và thường xuyên có ảnh hưởng của Bão, Áp thấp nhiệt đới hay các thiên tai tự nhiên khác.

Vào mùa khô, Khánh Hòa sẽ có nắng nhiều và ít mưa, hay xuất hiện nhiều đợt nắng nóng. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 01 đến tháng 8, kéo dài khoảng 8 tháng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc điểm khí hậu Khánh Hòa có nhiều sự thay đổi khác biệt, bất thường với những mức độ khác nhau so với quy luật khí hậu trung bình nhiều năm.

Trên đây là những chia sẻ của Kênh Thời Tiết về đặc điểm khí hậu Khánh Hòa, hy vọng thông qua những chia sẻ trên, bạn đã có thể hiểu thêm về điều kiện khí hậu ở đây nhé!

Xem thêm: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?